Hiển thị các bài đăng có nhãn Bánh Tết 2015. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Bánh Tết 2015. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 19 tháng 2, 2015

15 Điều Cấm Kỵ trong ngày mùng 2 tết ất mùi 2015

Các cụ ta vẫn có câu “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, chuyện kiêng cữ ngày thường đã quan trọng, và nó còn trở nên quan trọng hơn trong 3 ngày Tết.
1. Con gái đã lấy chồng không về nhà bố mẹ đẻ
Nếu trong ngày đầu tiên của năm mới, con gái đã lấy chồng về nhà bố mẹ đẻ, thì sẽ đem lại điềm giông làm ăn suy kiệt cho nhà bố mẹ đẻ trong năm đó. Cho nên, con gái đã lấy chồng chỉ có thể về nhà bố mẹ để vào ngày mồng 2 hoặc mồng 3 Tết. Tuy nhiên, việc con gái đã lấy chồng kiêng về nhà bố mẹ đẻ trong ngày mồng 1 Tết còn có một hàm ý khác, bởi lúc bấy giờ cô gái đã là vợ và là con dâu nhà người, trong ngày mồng 1 Tết sẽ có rất nhiều người đến chúc tết bên nhà chồng, người vợ/con dâu cần phải ở nhà giúp đỡ nhà chồng pha trà tiếp khách, cho nên người con gái đã lấy chồng không nên về nhà bố mẹ đẻ trong ngày mồng 1 Tết là như vậy.
2. Kiêng làm đổ nước bẩn, rác và quét nhà
Không nên làm những việc liên quan đến quét tước trong đầu năm mới, bởi điều đấy sẽ rất dễ quét luôn đi tài khí trong nhà.
3. Kiêng ăn cháo, ăn mặn và uống thuốc vào sáng ngày mồng 1 Tết
Trong quan niệm truyền thống, chỉ có những nhà nghèo mới phải ăn cháo, cho nên tốt nhất là ăn cơm vào sáng mồng 1 Tết để cầu một năm sung túc; mà sáng mồng 1 Tết còn gọi là “muôn thần tề tựu”, để ngỏ ý mời thần tiên đến vào đầu năm mới. Cho nên, để thể hiện sự tôn kính, trước tiên nên ăn đồ mặn, sau đó ăn đồ chay; ngoài những trường hợp ốm yếu bệnh tật không thể theo tục lệ ra, thì cho dù là thuốc bổ cũng không nên uống.
4. Kiêng không gọi thẳng họ tên người khác khi gọi họ dậy
Trong ngày mồng 1 Tết kiêng không gọi cả họ tên khi đánh thức người khác, để biểu thị một năm không bị người khác thúc giục.
5. Kiêng chúc Tết người đang ngủ
Mồng 1 Tết người khác hãy còn đang trong giấc mộng, nên sẽ không thích người khác chúc Tết, bạn hãy đợi người đó thức dậy rồi hãy chúc. Bởi nếu chúc Tết khi người khác đang ngủ, sẽ đem lại điềm giông bệnh tật cả năm.
6. Kiêng uống thuốc
Bởi quan niệm truyền thống cho rằng, nếu uống thuốc trong ngày mồng 1 Tết, thì trong năm đấy nếu chẳng may mắc phải bệnh gì thì sẽ không chữa khỏi được. Cho nên, ngoài những người mang bệnh tật không thể không uống thuốc ra, thì tốt nhất nên kiêng uống thuốc trong ngày mồng 1 Tết.
7. Kiêng động dao kéo
Bởi có quan niệm rằng, nếu động dao kéo vào ngày mồng 1 Tết thì sẽ khó tránh khỏi chuyện thị phi.
8. Kiêng động kim chỉ trong ngày mồng 1 Tết
Bởi có quan niệm rằng, nếu động kim chỉ trong ngày mồng 1 Tết, nếu như sinh con thì mắt sẽ nhỏ dẹt như  cây kim vậy.
9. Kiêng chuyện búa rìu chặt củi
Bởi có quan niệm rằng, trong ngày mồng 1 mà đốn bổ củi, thì sẽ tự đoạn đi đường tài lộc của mình trong năm đấy (củi có âm Hán Việt là “sài”, pinyin là “chai2”, gần đồng âm với chữ “tài” trong tài lộc có pinyin là “cai2”).
10. Kiêng vay mượn tiền
Nếu trong ngày mồng 1 Tết mà cho vay mượn tiền, thì sẽ bị giông cả năm, cả năm ấy sẽ phải đi vay mượn. Vả lại, nếu cho người khác vay tiền trong ngày mồng 1 Tết, thì trong năm ấy tài sản sẽ “đội nón ra đi” hết.
11. Kiêng đánh vỡ đồ dùng gia đình
(bát, đĩa, cốc, chén, … là những vật dụng rất dễ vỡ), dân gian vẫn luôn quan niệm rằng, nếu đánh vỡ đồ vào năm mới sẽ không đem lại điềm cát lành. Tuy nhiên, trong cuộc sống hiện đại ngày nay, chúng ta cũng không cần quá lo lắng khi con trẻ đánh vỡ đồ, những lúc như vậy chỉ cần cười nói “Đập đi năm cũ đón năm mới, năm mới tốt, cả năm bình an” thì có thể hóa hung thành cát.
12. Không ngủ trưa vào năm mới
Nếu như ngủ trưa vào năm mới sẽ thể hiện rằng cả năm lười biếng; ngoài ra điều này còn có hàm ý rằng, trong năm mới sẽ có rất nhiều khách khứa đến chúc Tết, nếu như cứ nằm ngủ thì sẽ rất thất lễ.
13. Kiêng bị người khác lấy đồ trong túi (móc túi)
Nếu như trong năm mới mà để người khác lấy đồ trong túi, điều này thể hiện rằng trong năm đấy bạn sẽ thường xuyên bị người khác lấy đi tiền tài.
14. Kiêng đòi và trả nợ
Trong năm mới không nên đòi nợ cũng như trả nợ, nếu không sẽ đem lại một năm xui xẻo.
15. Kiêng giặt giũ
Sinh nhật của Thủy thần chính vào ngày mồng 1 và mồng 2 Tết, nếu giặt giũ trong hai ngày này sẽ động đến Thủy thần, cho nên người ta kiêng giặt giũ trong hai ngày này.
Sắp đến Tết rồi! Những điều trên đây bạn đã biết hết chưa? Những tập tục có từ xưa nay, tuy không có căn cứ khoa học, nhưng các cụ vẫn nói “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”. Vậy xin điểm một vài điều kiêng kị trong ngày tết để bạn đọc tham khảo.

Thứ Bảy, 17 tháng 1, 2015

Tết Ta Âm Lịch Ất Mùi 2015 Nên Đi Đâu Chơi?

Năm nay được nghỉ tết âm lịch Ất Mùi hẵn 9 ngày, chắc hẵn bạn sẽ có những dự định riêng cho mình, cho gia đình để có những giây phút quây quần bên nhau ghi dấu kỉ niệm hạnh phúc bên những người thương yêu…
Vậy đi đâu chơi mùa tết âm lịch 2015 ? Bạn có thể lựa chọn rất, rất nhiều điểm đến hấp dẫn…mà mình gợi ý dưới đây.loi chuc tet 2015 hay nhat 

Bạn muốn đi miền trung ?

Hành trình khám phá di sản miền trung năm nay khá đa dạng để bạn lựa chọn, mình xin gợi ý các khoảng thời gian mà bạn muốn đi đến miền trung nhé.
đi du lịch huếBạn muốn đi 1 ngày: 1 ngày tết trôi đi với cảm giác “nhanh như chớp” nhưng nó đủ để bạn có những trải nghiệm khác biệt, Nếu bạn đang sống hoặc muốn đi du lịch tại miền trung thì chương trình tham quan Bà Nà Hillstham quan Cù Lao Chàmkhu du lịch sinh thái Hòa Phú Thành sẽ là những gợi ý có ích cho bạn.
Khám phá vẻ đẹp mộc mạc nơi phố cổ Hội AnBạn muốn đi 2 ngày: Kết hợp 2 địa điểm trên trong một chuyến đi nhé… Hoặc nếu muốn, bạn cũng có thể lựa chọn các điểm như các chuyến đi từ Huế (Đà Nẵng) – Ngũ Hành Sơn – Hội An hoặc các điểm đến khác như: Huế – Động Phong Nha – Động Thiên Đường.
du lịch phong nhaBạn muốn đi 3 ngày, 4 ngày : 3 ngày là khoảng thời gian phù hợp để bạn có thể lựa chọn nhiều địa điểm trong cùng chuyến đi khi đến miền trung. Bạn có thể kết hợp du lịch với Hành hương về Đức Mẹ – Khám phá di sản miền Trung hay Lễ phật đầu năm – Khám phá di sản miền Trung. Và rất nhiều điểm đến khác nữa bạn có thể tham khảo thêm nhé.
tượng phật bà nà

Bạn muốn đi Miền Bắc ?

Nếu bạn muốn tận hưởng không khí se se lạnh, để vui đắp cái se se tình thì Miền Bắc sẽ mang lại cho bạn những cảm giác mới lạ… Sở hữu không khí mát mẻ và không quá lạnh, cảm giác xuân sẽ đậm nét hơn với những điểm đến sau:
thành phố sapa
Lấy xuất phát điểm là Hà Nội, bạn có thể lựa chọn như: chương trình du lịch Hà Nội – Sa Pa, đến SaPa mùa xuân, bạn có cơ hội tham gia chợ phiên, thưởng thức các món đặc sản mà tết ở Sapa mới có, hay ghi lại những bức ảnh đẹp bên cánh đồng tam giác mạch rực rỡ màu sắc.
kinh nghiệm du lịch hà nộiHay chương trình Hà Nội – Ninh Bình – Hạ Long – Yên Tử: Thăm thú, trải nghiệm cảm giác khám phá 3 di sản thế giới trong một chuyến đi thì thật thích phải không ? Tham quan quần thể danh thắng Tràng An, dâng nén hương thơm cầu chúc vạn điều tốt lành tại Chùa Bái Đính, tĩnh lặng ở chốn thiền Trúc Lâm Yên Tử hay du ngoạn quanh hòn non bộ lớn nhất Việt Nam Vịnh Hạ Long. Đó là những trải nghiệm đáng để dành riêng cho bạn, cho gia đình, cho những người thương yêu đã gắn bó cùng bạn suốt một chặng đường dài.và những tin nhan chuc tet 2015 đẹp nhất
du thuyền hạ long

Bạn muốn đi Miền Nam ?

Nếu bạn muốn đón xuân với bầu không khí ấm áp hơn, thì những điểm sau sẽ là những điểm đáng để bạn lựa chọn.
Lấy xuất phát điểm là Hồ Chí Minh. Trong 3 ngày bạn sẽ có cơ hội khám phá miền tây sông nước với chương trình Hồ Chí Minh – Mỹ Tho – Bến Tre – Cần Thơ – An Giang. Với chương trình này bạn sẽ được giới thiệu về cù lao Long, Lân, Quy, Phụng. Được tham quan vườn trái câu trĩu quả, xem các tổ Ong mật và cách lấy mật.
vườn chim bạc liêuRồi được thưởng thức những tách trà mật ong nóng thơm lừng miễn phí, nghe giới thiệu về sản phẩm làm từ mật ong, sữa ong chúa, phấn hoa,… tham quan lò sản xuất kẹo dừa, dừng chân thưởng thức trái cây bốn mùa và nghe biểu diễn ca nhạc tài tử Nam bộ. Còn nữa, Bạn được trải nghiệm cảm giác đi đò, chèo dọc theo bờ kênh dưới những tán dừa rợp mát, thưởng thức các món ăn đặc sản, miền Tây Nam Bộ, đi cầu khỉ, tham quan hồ cá sấu, và rất rất nhiều trải nghiệm thú vị khác., sms chuc tet 2015 đẹp nhất
nhà thờ đức bà sài gònHay chương trình du lịch (Hà Nội) Hồ Chí Minh – Phú Quốc: để được khám phá Thế Giới Giải Trí Vinperland Phú Quốc nơi được ví như một “Disneyland HONG KONG” với hàng trăm trò chơi trong nhà và ngoài trời dành cho mọi lứa tuổi: Trò chơi trong khu vui chơi trong nhà  –  xe điện đụng; đua xe, bắn súng, nhảy theo nhạc….
trò chơi phú quốcTrò chơi cảm giác mạnh-  tàu lượn siêu tốc, đu quay dây văng, cối xay gió, đĩa bay…Thủy cung Vinpearl –  khám phá thế giới bí ẩn của đại dương và hòa mình vào thế giới của những sinh vật tự nhiên độc đáo như cá mập, chim cánh cụt Gentoo lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam . Chương trình nàng tiên cá –  Hãy khám phá bí ẩn của thế giới nước dưới lòng đại dương và tận hưởng những khoảnh khắc thú vị cùng những “Nàng tiên cá” của thế giới cổ tích. Rạp chiếu phim 5D…
bình minh phú quốc
Hay ngắm đón bình minh bên bờ biển với khung cảnh cực kỳ lãng mạn…
Không kể thêm nữa vì những từ ngữ này không nói lên hết được vẻ đẹp của Phú Quốc đâu, vì đó là lý do tại sao cuộc thi tìm kiếm sắc đẹp Hoa Hậu Việt Nam năm 2014 lựa chọn Phú Quốc là nơi để tổ chức chứ ?
Bên cạnh các điểm đến trong nước, dưới đây sẽ là gợi ý dành cho những ai thích có những trải nghiệm tuyệt vời ở ngoài nước.

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

[Bánh Tết] Cách làm bánh tết- bánh giò ngon trong vòng 20 phút.

IMG

Tết gần đến rồi, ai cũng muốn chuẩn bị cho mình những món bánh tết ngon và hấp dẫn để làm cho tết thêm đẹp hơn và ấm áp hơn và những món bánh tết là điều khiến cho năm mới thêm hạnh phúc hơn. Bánh tết có nhiều loại nhưng đặc trưng và phù hợp với truyền thống văn hóa việt nam là bánh trưng và bánh giò. Hai loại bánh này đã gắn liền với truyền thống văn hóa dân tộc việt nam qua bao nhiều đời. Nó đã trở thành một món quà tết quý giá không có một món ăn nào có thể thay thế được. Bài viết trước mình đã hưỡng dẫn các bạn cách làm bánh trưng ngon và đẹp. Bài viết này mình xin giới thiệu tới các bạn cách làm bánh giò ngon và nhanh nhất chỉ trong 20 phút. Các bạn cùng đón xem nhé !

 Phần 1. Chuẩn bị nguyên liệu làm bánh

1.1.Nguyên liệu làm nhân bánh giò:

500g thịt nạc dăm xay
200g hành khô – bóc vỏ
100g mộc nhĩ + nấm hương khô
3 thìa cafe bột canh + 1 thìa soup nước mắm + 1 thìa cafe tiêu bột + 1 xíu đường – hoặc tùy khẩu vị mà bạn gia giảm cho vừa miệng

1.2. Nguyên liệu để gói bánh giò:

400g bột gạo tẻ
100g bột năng
2 lít nước hầm xương + 200ml nước nóng để riêng
2-3 thìa cafe bột canh
2 muỗng canh dầu ăn           
Bạn sẽ làm dk 15-20 chiếc từ những nguyên liệu trên

Phần 2. Cách sơ chế nguyên liệu và gói bánh


2.1. Cách sơ chế nguyên liệu để làm bánh giò tết ngon và đẹp mắt.


B1:
Những nguyên liệu như : Mộc nhĩ, nấm hương, ngâm mềm trước, hành khô bóc sạch vỏ. sau đó bâm nhỏ nấm và mộc nhĩ, trộn với thịt và gia vị. sau đó viên thịt đã trộn nguyên liệu thành từng viên cỡ quả quýt. Tiếp theo ta tiến hành hấp chín nó.

B2. 
Ta cho nước hầm xương sau khi ninh lọc bỏ xương và cặn. có thể chế thêm nước lọc cho đủ 2 lít và để nguội. bỏ thêm bột canh vào nước hầm xương. Nếm sao cho nhát hơn nước canh ăn bình thường một chú và cho dầu ăn vào. Oke
B3.
Thêm bột gạo + bột năng vào nồi nước hầm, ngâm ít nhất là 1 giờ. Bột có thể ngâm đến 4 tiếng trước khi làm bánh
B4.
Bột sau khi ngâm, khuấy đều – vì lúc này bột đã lắng xuống đáy - sau đó bắc lên bếp đun. Vừa đun vừa dùng thìa gỗ quậy để tránh cho bột bị dính đáy.
Bột vừa đun vừa khuấy cho đến khi sôi lục bục và bắt đầu đặc lại thì tắt bếp. Lúc này nếu cảm thấy bột đặc quá thì chế thêm nước sôi vào.  Dùng máy đánh trứng lắp móc xoắn đánh bột cho nhuyễn mượt.
Nếu không có máy đánh trứng, dùng đũa cả, hoặc thìa gỗ đánh bột cho đến khi bột mượt, không còn vón cục.
Bột đạt là bột có màu trắng đục, bóng mượt, không vón cục. Độ đặc tương đương nhân bánh su-kem hoặc đặc hơn một chút.
Nếu bạn làm nhân xong, gói bánh ngay thì không cần làm chín nhân trước cũng được. Tuy nhiên, việc làm chín nhân trước còn giúp định vị nhân tốt hơn trong lòng bánh. Giúp cho bánh không bị hở nhân ra khỏi bột.

2.2. Cách gói bánh giò cho đẹp mắt.

Tiếp theo tới giai đoạn gói bánh sau khi ta đã chuẩn bị đầy đủ nguyện liệu và mọi thứ cần thiết rồi.
Lá chuối phơi héo, dùng khăn ẩm lau sạch. Nếu lá chuối tươi thì trụng nước sôi cho mềm. Lạt ngâm nước trước khi gói.
Nếu lá chuối to và không bị rách, xếp hai lớp, lớp ngoài để mặt xanh của lá xuống dưới, khi gói xong bánh sẽ đẹp. Lớp trong thì quay mặt xanh của lá lên trên. Nếu lá chuối nhỏ và rách nhiều (như lá của mình) – thì phải can lá sao cho độ rộng lá to hơn tờ giấy A4 – vẫn với 2 lớp như trên.
Gấp lá 2 lần theo đường chéo, được 1 hình tam giác. Cầm tay vào phần chóp, mở lá ra sẽ được một hình phễu
Gói kín bánh bằng cách gập lá từ 4 phía.
Buộc lạt để giữ cho lá không bị bung. Nếu lá chuối to, tàu lá lớn và không bị rách nhiều, có thể không cần lạt, mà chỉ cần nhét mép lá vào các nếp gấp bánh cũng không bị bung.

Trên đây là bài viết hưỡng dẫn cách gói bánh giò  cho dịp tết . Hi vọng các bán sẽ có những món bánh tết ngon miệng nhất cho năm mới.
 

Thứ Sáu, 2 tháng 1, 2015

[Bánh Tết]Hướng Dẫn Cách Làm-Gói Bánh Tét Mới Nhất

Đi đâu cũng không thể không nhắc đến món bánh tét .Vì thế bánh tét năm 2015 ất mùi không khác gì mấy so với các dịp tết âm lịch.sau đây trang bánh tết xin gửi đến cách gói bánh tét 2015 mới nhất
Nội dung chi tiết 
 1 Nguyên liệu làm bánh tét 
Phần vỏ bánh 2kg nếp dẻo (không lộn gạo) 800 gr dừa khô 2 muỗng cafê muối 3 xấp lá chuối hột 1 bó dây lạt 1 bó lá cẩm Phần nhân bánh: 600gr đậu xanh cà 200gr mỡ thịt 5 tép hành lá 5 muỗng cafê mỡ nước ½ muỗng cafê muối

Cách làm nhân bánh: - Dừa khô vắt lấy 2 chén nước cots và 4 chén nước giảo. - Đậu xanh ngâm nở, đãi vỏ, nấu chín với nước giảo dừa, rồi đánh cho nhuyễn. - Hành lá xắt nhuyễn. - Mỡ thịt trần qua nước sôi, xắt sợi dài 10cm, vuông 1cm - Bắt chảo lên bếp, chế vào 5 muỗng mỡ nước, mỡ vừa nóng cho hành lá vào, tiếp đến cho đậu xanh, muối vào, tất cả trộn đều khoảng 5 phút, nhắc xuống chia làm 30 phần - Nắn 1 phần đậu xanh mỏng ra cho sợi mỡ vào giữa bao kín mỡ
Xào nếp:  - Lá cẩm nhặt lấy lá, rửa sạch, cho 2 chén nước lã vào, bắc lên bếp nấu đến khi còn khoảng 1 chén, lọc lấy nước lá cẩm, bỏ xác lá. - Bắc chảo lên bếp, chế vào 1 chén nước lá cẩm và 2 chén nước cốt dừa nấu cạn bớt 1/3, còn lại khoảng 2 chén, cho nếp và 1,5 muỗng muối vào xào đến khi nếp ráo hơi có nhựa, nhắc xuống, chia làm 30 phần bằng số lượng nhân 
2 Gói bánh:   Lá chuối xé hình vuông 25cm, lá bọc ngoài. - Lá nhỏ khoảng 15cm đặt phía trong. - Lá bịt đầu cắt ngang 5cm, chiều dài 15cm. - Tất cả đem phơi héo hoặc trụng qua nước sôi, lau sạch cắt bớt sống lá. - Trải lá ngoài, lá phía trong đặt mặt phải đặt ngược chiều với lá ngoài. - Cho nếp vào, dàn mỏng ra đều 4 cạnh, sau đó đặt nhân vào giữa
Gấp 2 mí lá ngoài lại với nhau, cuốn tròn, dùng dây lạt cột ở giữa
Tiếp đến bẻ 1đầu lá dằn xuống cho dẽ nếp, dùng kéo cắt bớt lá dư. Gấp đầu lá thành hình vuông, đặt hai miếng lá bịt đầu chéo nhau
Dùng dây lạt buộc lại cho chặt, đầu còn lại làm tương tự
Tiếp tục dùng dây lạt buộc giống đầu đòn bánh – tức buộc 2 đầu chéo nhau theo chiều dọc đòn bánh để giữ cho lá 2 đầu không bung ra 
Dùng dây lạt buộc từ 6 đến 8 vòng ngang hay còn gọi là nứt bánh

Phần dây nứt bánh còn thừa xoắn cho dây cuộn lại
3.Nấu bánh: Bắt nước thật sôi, xếp bánh vào hấp, đun lửa sôi liên tục, không đứt quãng. Đun khoảng 5 giờ cho bánh chín.
Chúc các bạn thành công với món bánh tét 2015